Visa du học Hàn Quốc là gì? Cần những giấy tờ gì để xin visa du học Hàn Quốc? Thủ tục xin visa du học gồm những gì? Visa du học Hàn Quốc có thời hạn bao lâu?… Rất nhiều câu hỏi mà bạn chưa có đáp án. TNG Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những khúc mắc liên quan đến visa du học Hàn Quốc.
Visa du học Hàn Quốc là gì?
Muốn nhập nhập cảnh vào một quốc gia nào đó bắt buộc bạn phải có visa – thứ vô cùng quan trọng nếu bạn muốn đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
Visa (thị thực) được hiểu là một loại giấy chứng nhận của cơ quan xuất nhập cảnh của một quốc gia nhằm xác minh một người nào đó được phép nhập cảnh vào quốc gia nào đó trên thế giới. Thời hạn của visa tùy thuộc vào mục đích và loại visa được cấp. Visa sẽ được cấp trực tiếp tại đại sứ quán và lãnh sự quán của quốc gia đó.
Visa của bạn được chấp nhận bằng bằng 1 con dấu xác nhận cho đương đơn vào trong hộ chiếu. Tuy nhiên một số quốc gia không đòi hỏi phải có visa khi nhập cảnh vào quốc gia đó, phụ thuộc vào sự thỏa hiệp giữa các quốc gia. Ví dụ như các nước trong cộng đồng ASEAN, EU… xuất nhập cảnh không cần visa.
Visa du học Hàn Quốc là visa được cấp cho du học sinh (DHS) đi du học tại Hàn Quốc. Loại visa này có thời hạn dựa theo chương trình học và khóa học của DHS. Visa du học Hàn Quốc được chia thành nhiều loại dựa theo chương trình du học của DHS, gồm: visa D4, D2, D10, E7.
Các loại visa du học Hàn Quốc
Visa Hàn Quốc có nhiều loại cơ bản gồm 4 loại: Visa ngoại giao/công vụ, Visa lao động, visa lưu trú ngắn hạn và hoạt động phi lợi nhuận, cuối cùng là visa lưu trú dài hạn. Trong đó visa đi du học Hàn Quốc thuộc visa lưu trú dài hạn cụ thể với 4 loại như sau.
Visa du học Hàn Quốc D4
Có được visa D4 nghĩa là bạn trở thành DHS hợp pháp tại Hàn Quốc. Được hưởng đày đủ mọi quyền lợi của DHS mà chính phủ Hàn Quốc áp dụng. Visa D4 có thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng (tùy thuộc vào loại visa).
Visa D4 được chia thành 2 loại:
- Visa D4-1: visa du học tiếng
- Visa D4-6: Visa du học nghề
Visa D4-1: du học tiếng Hàn
Visa du học Hàn Quốc D4 là visa dành cho những bạn DHS đi học tiếng Hàn tại các trường Hàn ngữ. Đây là loại visa phổ biến nhất dành cho DHS.
Điều kiện có visa D4-1 khá đơn giản
bạn chỉ cần:
- Là người nước ngoài
- Đã tốt nghiệp THPT, có điểm trung bình học tập (GPA) 3 năm cấp 3 từ 5.0 trở lên.
- Tốt nghiệp THPT không quá 3 năm (nếu tốt nghiệp hệ học cao hơn sẽ được rời thời gian lâu hơn).
- Không có tiền án tiền sự
- Không bị cấm xuất nhập cảnh ở Việt Nam và Hàn Quốc.
- Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe học tập, không mắc các bệnh truyền nhiễm (như lao, phổi, HIV/AIDS)…)
- Không có người thân (trong sổ hộ khẩu) cư trú bất hợp pháp tại Hàn.
Visa D4-6: Du học nghề
Visa D4-6 là visa du học nghề. Là loại visa chỉ cấp cho DHS quốc tế được 1 trường cao đẳng nghề nào đó ở Hàn Quốc chấp nhận cho nhập học. Visa D4-6 sẽ được cấp cho DHS đăng ký học 1 nghề cụ thể nào đó tại Hàn (VD: làm đẹp, cơ khí, điện tử, nấu ăn,…)
Trong quá trình học nghề bạn sẽ được vừa học vừa làm. Nghĩa là bạn sẽ được học và thực hành nghề luôn, đồng thời có hưởng lương.
Điều kiện để có visa D4-6 bao gồm các điều kiện của Visa D4-1. Thêm 1 điều kiện là bạn phải đăng ký học 1 nghề cụ thể nào đó tại trường cao đẳng nghề Hàn Quốc.
Visa du học Hàn Quốc D2
Sau khi bạn đã trải qua thời gian học tiếng Hàn 1 năm, bạn sẽ được cấp visa D2 – visa dành riêng cho du học sinh chuyên ngành: Đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề.
Điều kiện để bạn được học các chuyên ngành ở các trường cao đẳng/cao đẳng nghề là đậu TOPIK 2. Đậu TOPIK 3 sẽ đủ điều kiện học đại học, và đậu TOPIK 4 bạn đủ điều kiện để tham gia các khóa học sau đại học.
– Visa D2 có thời hạn lưu trú tối đa 2 năm, hết hạn visa được gia hạn visa.
– Khi có visa D2 nghĩa là bạn được phép đi làm thêm tối đa25h/tuần. Các ngày cuối tuần và nghỉ lễ không giới hạn giờ làm thêm.
– Visa D2 được chia thành 8 loại theo 8 diện du học như sau:
- Visa D2-1: Dành cho sinh viên cao đẳng, có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK 2 là được nhập học luôn, không cần học tiếng Hàn thêm khi sang Hàn.
- Visa D2-2: cấp cho sinh viên học chuyên ngành hệ đại học.
- Visa D2-3: cấp cho sinh viên học thạc sĩ, diện này phải có TOPIK cấp 4.
- Visa D2-4: cấp cho nghiên cứu sinh tiến sĩ (có bằng thạc sĩ trở lên)
- Visa D2-5: cấp cho nghiên cứu sinh (học hệ tiến sĩ trở lên).
- Visa D2-6: Cấp cho sinh viên hệ trao đổi (sinh viên nhận học bổng trao đổi giữa 2 trường, thời hạn visa sẽ phụ thuộc vào chương trình trao đổi).
- Visa D2-7: Diện du học và làm việc kết hợp (mỗi năm chỉ có vài trường hợp được nhận diện visa này).
- Visa D2-8: Du học ngắn hạn, rất ít.
Visa du học Hàn Quốc D10: Được cấp sau khi tốt nghiệp
Bạn sẽ được cấp visa D10 ngay sau khi tốt nghiệp, ngay cả khi thời điểm đó bạn chưa có việc làm. Có visa này bạn sẽ được ở lại Hàn thử làm việc trong 2 năm. Tuy nhiên, nếu trong 2 năm mà bạn vẫn chưa ký được hợp đồng lao động nào thì bạn buộc phải về nước.
Tất cả DHS có visa D2 đều có thể chuyển sang visa D10 sau khi tốt nghiệp. Lưu ý visa này chỉ dành cho người có chuyên môn được đào tạo chính quy tại Hàn Quốc (tức đi xuất khẩu lao động sẽ không nhận được visa này).
Du học Hàn Quốc Visa E7
Sau khi tốt nghiệp, nếu bạn ký được bất kỳ một hợp đồng nào với các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc; thì visa của bạn sẽ được chuyển qua Visa E7. Thời hạn visa là 1 năm, sau 1 năm bạn phải xin visa nếu muốn tiếp tục làm việc tại đây.
Visa E7 là visa cấp cho đối tượng lao động có tay nghề, chuyên môn cao; được đào tạo bài bản. Nói 1 cách dễ hiểu, du học Hàn Quốc visa E7 được cấp cho lao động có có bằng cấp làm việc tại Hàn Quốc.
Hiện nay, hầu hết những bạn có Visa D2 hay D4 đều chuyển sang Visa E7 để được làm việc; và định cư lâu dài tại Hàn. Thực tế thì chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích điều này. Bởi quốc gia này đang thiếu hụt nguồn lao động có chuyên môn cao. Đặc biệt là nguồn lao động ngành kỹ thuật nhằm mục đích phục vụ cho nền công nghiệp nước này.
Điều kiện xin visa E7
Muốn được cấp hoặc huyển đổi sang diện visa E7, bạn cần đảm bảo được điều kiện như sau:
- Dưới 35 tuổi
- Có tối thiểu 1 bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên
- Đã có doanh nghiệp nhận vào làm việc, có đầy đủ hợp đồng lao động, mã thuế thu nhập cá nhân.
- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Hàn Quốc.
Sau 5 năm visa sẽ chuyển đổi thành visa F2 (định cư lâu dài). Sau 2 năm tiếp theo sẽ được chuyển đổi sang visa F5 (visa định cư vĩnh viễn tại Hàn Quốc).
Khi bạn có được visa D10 và E7 thì việc định cư tại Hàn Quốc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Xin visa du học Hàn Quốc: Hồ sơ cần chuẩn bị
Việc làm visa du học Hàn Quốc như thế nào; cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì để xin visa du học Hàn Quốc; vẫn luôn thắc mắc của nhiều bạn lần đầu xin visa đi du học Hàn Quốc.
Tùy theo từng trường hợp du học; theo các chương trình như du học ngắn hạn; với các chương trình ngắn hạn như: Nghiên cứu sinh, ngôn ngữ học, nghiên cứu sinh, nghiên cứu văn hóa. Hay các chương trình dài hạn như học chuyên ngành hệ đại học, sau đại học. Việc chuẩn bị hồ sơ làm visa du học Hàn Quốc sẽ khác nhau.
Các giấy tờ chung để xin visa du học Hàn Quốc
- Hộ chiếu còn hạn ít nhất là 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Đơn xin visa bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh.
- Bản gốc giấy nhập học do trường theo học ở Hàn Quốc cấp.
- Bản sao chứng minh thư nhân dân, có kèm theo bản gốc.
- Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh lao phổi.
- Mẫu đăng ký thông tin của người xin cấp visa đi du học.
- 1 ảnh chân dung
- Bản sao đăng ký kinh doanh của trường Hàn Quốc
Cách xin giấy chứng minh tài chính làm visa du học Hàn Quốc.
Trong quá trình xin visa du học Hàn có giấy chứng minh tài chính là vấn đề khá rắc rối. Do vậy bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị kỹ trước mọi vấn đề liên quan.
Việc chứng minh tài chính du học Hàn Quốc nghĩa là bạn phải chứng minh được rằng: bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả toàn bộ chi phí trong thời gian du học tại Hàn. Điều khó khăn nhất là hồ sơ Chứng minh tài chính du học Hàn Quốc; là sổ tiết kiệm phải mở trước từ 3 đến 6 tháng.
Hồ sơ chứng minh tài chính du học Hàn Quốc
Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là hình thức đơn giản nhất và nhanh nhất để chứng minh được rằng: bạn có đủ khả năng tài chính để đi du học hay không. Bạn không thể đem cả cọc tiền đến đại sứ quán; và nói rằng mình đủ tiền đi du học được. Đối với từng trường hợp sẽ có định mức số tiền tiết kiệm mà bạn cần có là bao nhiêu, cụ thể:
Khu vực phía Bắc (từ Đà Nẵng đổ ra):
- + Sổ tiết kiệm có tối thiểu 20.000 USD và gửi vào ngân hàng trước thời điểm xin visa ít nhất 3 tháng đối với xin visa du học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
- + Sổ tiết kiệm tối thiểu 9000 USD, gửi vào ngân hàng trước thời điểm làm visa ít nhất 3 tháng đối với visa du học theo chương trình trao đổi của 2 trường ĐH Việt – Hàn.
- + Sổ tiết kiệm tối thiểu 9000 USD, gửi vào ngân hàng tối thiểu 6 tháng khi xin visa du học tiếng Hàn.
Khu vực phía Nam (từ Quảng Nam đổ vào):
- + Du học tiếng Hàn năm đầu: Sổ tiết kiệm, sổ ngân hàng có tối thiểu 9000USD, số tiền này phải được giữ trong ngân hàng tối thiểu 6 tháng.
- + Du học chuyên ngành đại học, cao học: Sổ tiết kiệm tối thiểu 20.000USD, số tiền này phải được giữ trong ngân hàng tối thiểu 3 tháng.
Bảo lãnh tài chính (chứng minh thu nhập)
Chứng minh thu nhập tài chính hàng tháng nhằm đảm bảo rằng, dù số tiền tiết kiệm của bạn có được rút và dùng hết thì bạn hoặc gia đình bạn vẫn đủ khả năng tài chính để bạn có thể hoàn thiện du học tại Hàn Quốc.
Nguồn thu nhập có thể từ tiền lương hàng tháng, lợi nhuận kinh doanh…. Ngoài ra bạn cần được sự đảm bảo tài chính từ bố mẹ và xác nhận của địa phương chứng minh thu nhập của mình.
Trường hợp bố mẹ đẻ làm bảo lãnh tài chính
- Bản dịch công chứng giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh).
- Các loại giấy tờ chứng minh nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng của bố mẹ (bản gốc và bản dịch Anh/Hàn có công chứng.
- Bản gốc và bản sao sổ tài khoản và xác nhận số dư tiền gửi (do ngân hàng cấp trước 10 ngày nộp hồ sơ).
Trường hợp bố mẹ mất hoặc đều sinh sống ở Hàn Quốc
- Anh chị ruột hoặc anh rể chị dâu có quốc tịch Hàn Quốc làm bảo lãnh tài chính cần các loại giấy tờ sau:
- Giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình (bản dịch công chứng).
- Giấy chứng minh tài chính của người bảo lãnh (bản gốc và bản dịch công chứng).
- Cam kết tài chính có chứng thực của địa phương (bản gốc và bản dịch tiếng Anh công chứng).
- Bản gốc + bản sao sổ tài khoản + giấy xác nhận số dư tiền gửi bản gốc tiếng Anh do ngân hàng cấp vào ngày gần nhất nộp hồ sơ.
Trường hợp sinh viên được nhận học bổng hoặc sinh viên trao đổi thì cần chuẩn bị
- Giấy chứng nhận học bổng (bản gốc)
- Giấy tờ chứng minh tài chính như học sinh đi tự túc