Kinh nghiệm du học Nhật Bản được Du học TNG Việt Nam tổng hợp lại từ tất cả du học sinh đã và đang học tập, làm việc tại Nhật trong những năm qua. Đúc kết những kinh nghiệm “xương máu” để chia sẻ cho những bạn đang có ước mơ du học tại xứ sở hoa anh đào này. Cùng tìm hiểu thôi nào!
1. Kinh nghiệm du học Nhật Bản – những chuẩn bị đầu tiên khi còn ở Việt Nam
1.1. Hãy học tiếng Nhật thật nhiều
Dù đi du học ở bất kì quốc gia nào thì ngôn ngữ cũng là điều kiện để bạn dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống mới. Có thể nói, tiếng Nhật là ngôn ngữ không hề dễ chinh phục, thâm chí nó còn thuộc top những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Theo chia sẻ từ kinh nghiệm du học Nhật Bản thì nhiều cựu du học sinh thì nó hoàn toàn đúng.
Thế nên, nếu có ý định đi du học Nhật từ sớm, hãy trau dồi tiếng Nhật thật chăm chỉ. Đồng thời, trình độ tiếng Nhật cao bạn sẽ kiếm được học bổng và công việc làm thêm với thu nhập tốt.
1.2. Chuẩn bị tài chính gia đình
Tài chính gia đình tốt vừa giúp tăng tỉ lệ đỗ visa của bạn, vừa là nền móng vững chắc cho con đường du học sắp tới. Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với chất lượng đào tạo tốt nhưng mức sống lại đắt đỏ vô cùng.
Các khoản chi phí cơ bản các bạn có thể tham khảo như:
- Chi phí học: Tiền học phí, sách vở, phụ phí khác sẽ rơi vào khoảng 700.000 yên/năm ( 153 triệu VNĐ )
- Chi phí ăn uống: Nếu tự nấu ăn thì bạn sẽ mất khoảng 15.000 yên/tháng, tương đương 180.000 yên/năm ( 39 triệu VNĐ )
- Chi phí chỗ ở: phí thuê nhà, điện, nước, mạng,… khoảng 30.000 yên/tháng, tương đương 360.000 yên/năm ( 70 triệu VNĐ )
- Chi phí khác như đi lại, điện thoại, tiền tiêu vặt sẽ rơi vào khoảng 15.000 yên/tháng, tương đương 180.000 yên/năm ( khoảng 39 triệu VNĐ )
Tổng chi phí du học Nhật Bản trong 1 năm của du học sinh sẽ rơi vào khoảng 1.420.000 yên ( 310 triệu đồng )
1.3. Kinh nghiệm du học Nhật Bản – chọn trường như thế nào cho phù hợp?
Để tìm được trường thích hợp, bạn cần lưu ý những kinh nghiệm từ cựu du học sinh TNG như sau:
- Chọn trường có mức học phí phù hợp. Vấn đề này bạn cần đặc biệt lưu ý và tìm hiểu kỹ. Học phí năm đầu bao nhiêu? Học phí trong những năm sau đó như thế nào? Những khoản lệ phí cần nộp là gì? Chọn trường đúng với khả năng kinh tế của mình.
- Tìm hiểu mức độ khó của việc thi tuyển đầu vào.
- Nội dung học tập như thế nào? Có tương xứng với số tiền mà bạn bỏ ra để nộp học phí không?
- Trường đó có những học bổng gì?
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy ở trường.
- Vị trí địa lý của trường
- Chọn trường có nhiều cộng đồng người Việt theo học
Bạn có thể tự tìm hiểu trên internet, tuy nhiên để được kĩ càng nhất, hãy hỏi tư vấn viên của bạn.
1.4. Kinh nghiệm làm thủ tục giấy tờ du học Nhật Bản chuẩn chỉnh và hiệu quả
Nếu bạn đang cảm thấy những thủ tục du học Nhật hay băn khoăn thời gian xin visa du học thì đừng lo lắng quá. Bởi hiện nay có rất nhiều trung tâm du học uy tín có thể thực hiện thủ tục giúp bạn từ A tới Z. Các cựu du học sinh cũng thường chia sẻ phương án này cho đàn em vì nó tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là bạn sẽ mất một khoản chi phí cho các trung tâm trung gian. Đồng thời, bạn cũng phải tìm hiểu thật kĩ các đơn vị tư vấn du học này để tránh tiền mất tật mang. Sau khi lựa chọn được địa chỉ tuyển sinh du học uy tín thì các vấn đề về hồ sơ, thủ tục xin visa du học… bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
1.5. Kinh nghiệm săn du học bổng Nhật Bản xịn
Để giảm bớt gánh nặng về tài chính, các bạn có thể nộp để xin học bổng. Hiện nay, Nhật Bản có rất nhiều loại học bổng khác nhau như học bổng chính phủ, học bổng trường, học bổng doanh nghiệp,… Đa phần các học bổng đều xét trên điểm cấp 3 và chứng chỉ tiếng Nhật. Nếu muốn apply được các học bổng cao, bạn hãy xác định những tiêu chí cần có và cố gắng từ sớm. Để săn được học bổng, bạn nên chú ý những kinh nghiệm du học sinh Nhật Bản sau:
- Tìm hiểu kỹ thông báo của nhà trường và thông tin học bổng từ bạn bè
- Lập ra tất cả những học bổng mà bản thân mình đủ điều kiện
- Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng thật chu đáo và làm nhiều bộ
- Nộp hồ sơ xin học bổng ở tất cả những cái đủ điều kiện
- Nộp làm nhiều lần
- Theo dõi kỹ tiến trình vì để được chấp nhận cũng mất thời gian khá dài
Hồ sơ xin học bổng thường bao gồm:
- Bảng thành tích học tập
- Giấy chứng nhận đã đăng ký cư trú dành cho người nước ngoài
- Bản kế hoạch nghiên cứu
- Kế hoạch học tập
- Chứng chỉ tiếng Nhật
Kinh nghiệm của các cực du học sinh Nhật là hãy chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ với các giấy tờ như trên để apply nhiều học bổng 1 lúc. Đồng thời, thời gian nộp đơn xin học bổng thường khá dài nên bạn cần theo dõi tiến trình liên tục.
2. Kinh nghiệm du học Nhật Bản – bí quyết “sống còn” ở xứ sở Phù Tang
2.1. Kinh nghiệm tìm chỗ ở khi du học Nhật Bản
Việc tìm nơi để ổn định ăn ở là vấn đề đầu tiên của du học sinh khi mới bước chân sang Nhật. Bạn có thể lựa chọn ký túc xá hoặc nhà troj bên ngoài. Đa phần các bạn mới sang sẽ lựa chọn ở ký túc xá vì vừa tiết kiệm chi phí vừa không phải vất vả đi tìm trọ. Đồng thời, bạn cũng có nhiều cợ hội giao lưu và kết bạn với các sinh viên Nhật cũng như sinh viên quốc tế. Nó không chỉ giúp bạn trau dồi ngôn ngữ mà còn mở rộng mối quan hệ sau này.
Ngược lại, khi bạn đã vững về tiếng Nhật và cả kinh nghiệm sống thì bạn có thể chuyển ra ngoài để có thể linh động và thoải mái hơn. Bạn sẽ được tự do đi về và có nhiều cơ hội trải nghiệm văn hóa xứ sở hoa anh đào. Nếu không cảm thấy phiền, bạn nên ở cùng ít nhất 1 bạn. Việc này vừa tiết kiệm, vừa tránh được những lúc ốm đau mà không ai biết. Hãy cân nhắc kĩ theo tình hình kinh tế, khả năng học tập và làm việc của chính bản thân mình để lựa chọn nơi ở thích hợp nhất.
2.2. Kinh nghiệm học tập tại trường đại học
Nhật Bản cực kì chú trọng và đầu tư vào chất lượng đào tạo giảng dạy của các trường đại học. Các trường đại học Nhật Bản luôn được trang bị một cách chỉn chu, hoàn hảo nhất. Từ phòng học, thư viện, trang thiết bị phục vụ học tập đến vui chơi, thể thao, ăn uống… đều mang đến trải nghiệm tuyệt vời. Vì thế, các du học sinh chẳng cần lo lắng về cơ sở vật chất tại các trường học nơi đây.
Về việc giảng dạy, hầu hết các trường đại học Nhật Bản sẽ đều sử dụng tiếng Nhật trong giờ học. Đây chính là lí do ban đầu bạn cần phải chuẩn bị cho mình ngôn ngữ thật vững chắc. Nếu không quá trình du học tại Nhật sẽ rất vất vả. Để trau dồi cả ngôn ngữ lẫn kiến thức, bạn hãy thường xuyên giao lưu với các bạn học tại đây. Đồng thời chăm chỉ nghiên cứu tài liệu tại thư viện trường hay sách tham khảo ngoài nhé. Tận dụng thời gian đọc sách càng nhiều càng tốt. Vì biết đâu thành tích xuất sắc còn khiến bạn dành được học bổng của trường đại học Nhật mà mình đang theo đuổi.
2.3. Kinh nghiệm mua sắm khi sống tại Nhật Bản
Ở Nhật, bất cứ cái gì bạn cần đều có thể mua được. Hệ thống những cửa hàng tiện ích mở của suốt 24 tiếng một ngày có ở khắp nơi. Với các đồ đạc trong nhà bạn hãy đến cửa hàng đồng giá để tìm, có rất nhiều đồ hữu ích ở đây. Một số cửa hàng đồng giá phổ biến như: Daiso, Miniso,… Nếu muốn tiện lợi và tiết kiệm hơn nữa thì bạn có thể dạo quanh các ứng dụng mua hàng trực tuyến để săn đồ giá rẻ.
2.4. Kinh nghiệm tìm việc làm thêm khi đi du học Nhật Bản
Đối với những sinh viên đi du học tự túc thì việc làm thêm là rất cần thiết. Những kinh nghiệm du học sinh Nhật Bản về vấn đề này rất quan trọng. Làm thêm vừa có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, vừa học hỏi được nhiều điều. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc kỹ giữa làm và học sao cho hợp lý nhất. Dưới đây là một vài kinh nghiệm của du học sinh Nhật Bản truyền lại.
Những nguồn có thể hỗ trợ bạn tìm được một công việc làm thêm:
- Người quen giới thiệu
- Tìm việc quanh nơi mình sinh sống
- Xem trên các tờ báo hoặc trang web việc làm
- Công việc do trường giới thiệu
Du học sinh Nhật Bản vừa học vừa làm thường làm những việc sau:
- Công việc phát báo tại nhật
- Dạy tiếng Việt
- Nhân viên tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị
- Nhân viên phục vụ tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn
- Làm công nhân tại các nhà máy