Nội dung bài viết
- Giới thiệu về các chuyên ngành đại học Jeonju
- Hướng dẫn đăng ký chuyên ngành
Jeonju University hay còn gọi là trường Đại học Jeonju đã có sự chuyển mình trong những năm vừa qua liên tục vượt TOP các trường đại học tư thục tại Hàn Quốc để tự hào là điểm dừng chân của rất nhiều thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam. Bằng việc mở rộng quy mô với nhất nhiều các tòa nhà công nghệ, khu nghiên cứu thực hành, sau khi học kết thúc khóa học tiếng thì các bạn du học sinh có thể đăng ký học chuyên ngành đại học Jeonju với rất nhiều sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Tìm hiểu thông tin về trường tại đây: https://tngvietnam.vn/truong-dai-hoc-jeonju-kham-pha-moi-thu-tu-a-z-tng-viet-nam/
Giới thiệu về các chuyên ngành đại học Jeonju
Chuyên ngành trường Jeonju được chia theo phân khu của trường, trường có tổng cộng 8 trường đại học đào tạo với chức năng khác nhau:
Đại học khoa học Xã hội
- Khoa cảnh sát
- Khoa thư viện và thông tin
- Khoa phúc lợi và xã hội
- Khoa tâm lý tư vấn
- Khoa hành chính công
Đại học Quản trị Kinh doanh
- Khoa tài chính và bảo hiểm
- Khoa thương mại quốc tế; Khoa nhà đất
- Khoa kế toán thuế
- Khoa quản trị kinh doanh
- Khoa kinh tế.
Đại học Khoa học Y tế
- Khoa điều dưỡng
- Khoa vật lý trị liệu
- Khoa khoa học phóng xạ
- Khoa quản lý sức khoẻ
- Khoa liệu pháp nghề nghiệp
- Khoa công nghệ sinh học và thực phẩm chức năng
- Khoa phục hồi chức năng
- Khoa Khoa học môi trường và công nghệ sinh học
- Khoa dược.
Đại học Giáo dục
- Khoa Giáo dục Ngôn ngữ Hàn Quốc
- Khoa Giáo dục Anh ngữ
- Khoa giáo dục trung học cơ sở
- Khoa Giáo dục Ngôn ngữ Trung Quốc Cổ điển
- Khoa Giáo dục Kinh tế Gia đình
- Khoa Giáo dục Khoa học
- Khoa Giáo dục Toán học.
Đại học Kỹ thuật
- Khoa kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy
- Khoa Kỹ thuật Điện và Điện tử
- Khoa công nghệ thông tin
- Khoa Khoa học và Kỹ thuật Máy tính
- Khoa Kỹ thuật Vật liệu Carbon và Nano
- Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường
- Khoa Kỹ thuật kiến trúc
- Khoa kiến trúc (chương trình năm năm)
- Khoa Kỹ thuật hệ thống cơ khí
- Khoa Kỹ thuật Cơ khí và Ô tô
- Khoa Kỹ thuật công nghiệp.
Đại học Văn hóa hội tụ
- Khoa nội dung trò chơi
- Khoa truyền thông thông minh
- Khoa huấn luyện thể thao
- Khoa nghệ thuật biểu diễn và phát thanh truyền hình
- Khoa thiết kế công nghiệp
- Khoa Giáo dục thể chất
- Khoa thiết kế truyền thông hình ảnh
- Khoa phim và truyền hình
- Khoa Tâm lý học Nghệ thuật Sáng tạo
- Khoa âm nhạc.
Đại học Văn hóa Du lịch
- Khoa quản lý du lịch
- Khoa quản lý dịch vụ thực phẩm
- Khoa quản lý khách sạn
- Khoa kinh doanh thời trang
- Khoa ẩm thực Hàn Quốc.
Đại học Nhân văn
- Khoa thần học Khoa lịch sử văn hoá
- Khoa ngôn ngữ văn hoá Anh, Nhật, Trung, Hàn.
Bạn đừng bỏ qua thông tin những ngành HOT nhất tại Hàn Quốc ở thời điểm hiện tại nha: https://tngvietnam.vn/du-hoc-han-quoc-nen-hoc-nganh-gi-top-5-nganh-hoc-hot/
Hướng dẫn đăng ký chuyên ngành
Sau khi học xong khóa học tiếng với Visa D4-1 có thời hạn tối đa 2 năm, để tiếp tục ở bên Hàn Quốc học tập và làm việc (thông qua việc làm thêm) thông thường các bạn phải tiếp tục học lên chuyên ngành theo diện Visa D2.
Kiểm tra xem mình đã đủ điều kiện lên chuyên ngành chưa?
Để chuyển sang visa D2 thì bạn phải được 1 trường ở Hàn Quốc nhận vào học. Tùy vào cấp độ học mà sẽ có mã visa khác nhau:
- Visa D2-1: Học chuyên ngành hệ Cao đẳng => Yêu cầu có Topik 2
- Visa D2-2: Học chuyên ngành hệ Đại học => Yêu cầu có Topik 3
- Visa D2-3: Học chuyên ngành hệ Thạc sỹ => Yêu cầu có Topik 4
Thông tin về kỳ thi Topik và lịch thi tại: topik.go.kr/usr/cmm/index.do
Lên chuyên ngành của trường bạn đang học khóa tiếng
Với nhiều trường, nếu bạn chưa kịp thi Topik nhưng đã thi qua, hoàn thành lớp tiếng cấp 3 hoặc 4 (tùy thuộc hệ chuyên ngành bạn sẽ lên học) thì vẫn đủ điều kiện để apply hồ sơ lên chuyên ngành. Để biết rõ trường mình đang theo học có được xét như vậy không, bạn hãy nên xin tư vấn của giáo viên hướng dẫn nhé.
Lên chuyên ngành khác trường bạn đang học khóa tiếng
Bạn hoàn toàn có thể apply lên chuyên ngành nào bạn muốn. Tuy nhiên bạn cần phải có chứng chỉ Topik tương ứng.
Một số trường có tổ chức kì thi tiếng, nếu bạn thi đỗ thì có thể apply vào trường mà không cần chứng chỉ Topik.
Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ lên chuyên ngành tại Hàn Quốc
Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ tại Hàn Quốc và các giấy tờ ở Việt Nam chuyển sang.
Hồ sơ chuẩn bị tại Hàn Quốc
- Giấy báo nhập học
- Giấy xác nhận đã đóng học phí
- Năng lực tiếng Hàn: TOPIK 3 trở lên. (Đối với ứng viên chuyên ngành thể thao- nghệ thuật thường chỉ cần đạt TOPIK cấp 2 trở lên)
- Hộ chiếu bản sao
- Thẻ ngoại quốc bản sao (CMTND)
Chứng minh tài chính: Giấy xác nhận tài khoản tiền gửi hoặc chuyển khoản trong nước hoặc chứng nhận hoán đổi ngoại tệ liên tục trong vòng 3 tháng (tính đến ngày nộp hs), có giá trị trên 20.000 USD và giấy xác nhận số dư của ngân hàng có thời hạn 1 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ + 1 bản photo sổ ngân hàn gốc (mang theo sổ gốc để đối chiếu). Hoặc nộp giấy xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng của bố mẹ ứng viên - Sáu ảnh 3,5 x 4,5 chụp trong vòng ba tháng.
Đối với ứng viên đang theo học chương trình tiếng tại Hàn Quốc, cần nộp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học tiếng Hàn mới nhất. - Giấy xác nhận tỉ lệ chuyên cần
Hồ sơ chuẩn bị ở Việt Nam gửi sang
Những giấy tờ này đều yêu cầu phải được dịch thuật công chứng bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh. Riêng bằng cấp thì cần được xác nhận tại ĐSQ Hàn Quốc tại Việt Nam. Thông thường giấy tờ này đã có phần được chuẩn bị khi các bạn sang học tiếng. Và khi học lên chuyên ngành trường Jeonju thì sẽ được tự động đưa vào hồ sơ. Mình chỉ nhắc lại thôi nhé.
- Sơ yếu lý lịch
- Sổ hộ khẩu
- Giấy khai sinh
- Học bạ + bằng cấp 3
- Chứng minh thư của bố mẹ (Trường hợp sinh viên mất bố mẹ hoặc bố mẹ đang trong tình trạng ly hôn thì nộp giấy xác nhận ly hôn hoăc giấy chứng tử)
- Cam kết bảo lãnh tài chính
Quy trình xin chứng thực bằng cấp tại Việt Nam
- Bước 1: Xin tem và dấu hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam. Bằng tốt nghiệp + Học bạ/Bảng điểm đã được dịch công chứng sang tiếng Anh hoặc Hàn
- Bước 2: Về trường THPT/TC/CĐ/ĐH đã từng theo học xin giấy xác nhận từng là học sinh của trường.
- Bước 3: Qua Phòng lãnh sự – Đại sứ quán Hàn Quốc xin hợp pháp hóa lãnh sự (lấy dấu tím).
Hồ sơ gồm có:
Bản dịch đã được hợp pháp hóa của Cục lãnh sự Việt Nam
Bản Photo của bản dịch đã hợp pháp hóa lãnh sự
Giấy xác nhận từng là sinh viên của trường THPT/TC/CĐ/ĐH
Thời gian nộp hồ sơ
Một năm có 2 kỳ apply hồ sơ chuyên ngành là kỳ nhập học tháng 3 và kỳ nhập học tháng 9. Mỗi trường sẽ có lịch tuyển sinh khác nhau. Thông thường là trước kỳ nhập học khoảng 5 tháng là các trường đã mở cổng đăng ký trực tuyến rồi. Một số trường top đầu mở cổng đăng ký trước hẳn 6,7 tháng. Vậy nên các bạn cần chú ý thời gian để chuẩn bị hồ sơ.
Còn vấn đề gì không hiểu hoặc không biết làm thì hãy comment ở dưới, mình sẽ giải đáp nhé!.