Một loại visa mới – Chương trình làm việc liên tục 5 năm với tên gọi “Visa kỹ năng đặc định” khiến cho thị trường Xuất khẩu Lao động Nhật Bản trở nên sôi động
VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH LÀ GÌ
1. Định nghĩa Visa kỹ năng đặc định
– Visa “kỹ năng đặc định” là một dạng visa biến thể của visa “kỹ năng thực tập sinh”. Nó cho phép DU HỌC và người lao động có thể ở lại Nhật trong thời gian dài hơn (thay vì chỉ có 3 năm đối với visa “kỹ năng thực tập sinh”); và có thể bão lãnh gia đình sang sống cùng trong suốt thời hạn lao động.
– Ngoài ra, người lao động cũng được phép chuyển việc làm; chuyển công ty trong giới hạn ngành nghề mà visa quy định.
2. Có mấy loại visa đặc định ?
Hiện visa kỹ năng đặc định được chia làm 2 loại là #visa #kỹ #năng #đặc #định (#visa #tokutei #ginou ) loại 1 và loại 2:
A – Visa kỹ năng đặc định loại 1
Người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động dưới dạng visa TTS thì có thể thi tay nghề và chuyển đổi sang visa đặc định loại 1. Thời gian làm việc dưới dạng visa này là 5 năm và không được bảo lãnh người thân sang Nhật.
14 ngành nghề được xét visa tư cách đặc định loại 1
Các ngành nghề visa kỹ năng đặc định
+ Xây dựng(建築業)
+ Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
+ Sửa chữa ô tô(自動車整備業)
+ Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業)
+ Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)
+ Chăm sóc người già (Hộ lý.介護)
+ Vệ sinh tòa nhà(ビルクリーニング)
+ Nông nghiệp(農業)
+ Ngư Nghiệp(漁業)
+ Chế biến thực phẩm(飲食料品製造業)
+ Dịch vụ ăn uống, nhà hàng(外食業)
+ Gia công nguyên liệu (素材産業)
+ Gia công cơ khí(産業機械製造業)
+ Cơ điện, điện tử(電子・電気機器関連産業)
B – Visa kỹ năng đặc định loại 2
Bạn sẽ được nhận visa này nếu visa kỹ năng đặc định loại 1 hết hạn. Với visa loại 2 này bạn có thể xin được visa vĩnh trú ở Nhật và có thể bảo lãnh người thân sang Nhật được.
Các ngành nghề được xem xét tư cách Visa đặc định loại 2
+ Xây dựng(建築業)
+ Công nghiệp chế tạo tàu biển(造船・船用工業)
+ Sửa chữa ô tô(自動車整備業)
+ Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay(空港業)
+ Nghiệp vụ khách sạn(宿泊業)
3. Đối tượng và điều kiện thi visa đặc định
Đối tượng dự thi chủ yếu tập trung vào 2 đối tượng: DU HỌC SINH và THỰC TẬP SINH.
– Với DU HỌC: có N4 và đang học trường tiếng hoặc senmon là được.
– Với THỰC TẬP SINH: khó hơn, cụ thể là phải hoàn thành 3 năm hợp đồng thực tập sinh, tu nghiệp sinh mới được thi.
SO SÁNH VISA KỸ NĂNG ĐẶC ĐỊNH (mới) VÀ VISA THỰC TẬP SINH – TU NGHIỆP SINH (cũ)
1. Visa Thực tập sinh (mọi người vẫn gọi là xuất khẩu lao động)
– Bấy lâu nay ở Việt Nam người ta về các miền quê tư vấn cho nhau là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản – thực chất Nhật chưa coi Việt Nam là 1 lao động. Mà chỉ coi Việt Nam là người tập làm ( thực tập sinh, tu nghiệp sinh ). Chính vì vậy mà có hai điều thiệt thòi lớn với lao động Việt Nam:
+ Nhận lương thấp (vì chỉ đi tập làm chứ không coi là lao động chính thức ).
+ Thực tập sinh nên sau khi hoàn thành xong sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành của Jitco ( bây giờ là otit )nên khó quay lại.
– Tuy nhiên do thiếu hụt lao động lớn nên Nhật Bản đã quyết định cung cấp loại visa mới: Kỹ năng đặc định.
2. Visa Đặc định:
– Là visa lao động chính thức, giống như lao động Nhật Bản được hưởng lương cao, các chế độ lương thưởng và đi lại nhiều lần.
– Đối tượng có thể tham dự kỳ thi visa kỹ năng đặc định không thuộc bất cứ trường hợp nào dưới đây:
- Du học sinh bỏ học hoặc bi đuổi học
- Thực tập sinh bỏ trốn
- Thuộc visa “Hoạt động đặc định” (xin visa tị nạn)
- Những người đang ở Nhật Bản theo tư cách lưu trú dưới đây:
- Thực tập sinh kỹ năng
- Đào tạo
- Hoạt động đặc định (Phổ biến ẩm thực Nhật ra nước ngoài và đào tạo nhân lực
- Hoạt động đặc định (Phổ biếm ẩm thực Nhật truyền thóng và các hoạt động liên quan)
- Hoạt động đặc định (Thúc đẩy tiếp nhận nhân viên nước ngoài ngành chế tạo)
- Hoạt động đặc định (Học việc)
- Hoạt động đặc định (Thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp dành cho người nước ngoài)
- Kinh doanh, quản lý (Thúc đẩy tiếp nhận nhân lực nước ngoài khởi nghiệp)
– Chính vì vậy các bạn muốn chuyển sang loại visa này cần chú ý tìm hiểu và xác nhận lại xem mình có thuộc một trong những trường hợp ở trên hay không nhé.
3. So sánh cụ thể
– Quốc tịch:
- Tu nghiệp: giới hạn 15 nước.
- Đặc định: bất cứ quốc gia nào. ( tuy nhiên giai đoạn đầu sẽ tổ chức thi cho 8 nước, trong đó có Việt Nam )
– Loại Visa:
- Tu nghiệp: có thời hạn dài nhất 3 năm và rất khó quay trở lại.
- Đặc định: 5 năm và đi lại nhiều lần.
– Chế độ lương thưởng:
+ Tu nghiệp: nhận lương tập làm khoảng 10-15 man /1 tháng.
+ Đặc định: hưởng chế độ như lao động người Nhật ( 18-30 man/1 tháng ). Ngoài ra thưởng và du lịch…
– Bảo lãnh người thân:
+ Tu nghiệp: không được bảo lãnh
+ Đặc định: loại 2 sẽ được bảo lãnh người thân sang học tập và sinh sống
– Các bên liên quan:
+ Tu nghiệp: muốn đi được ngoài việc ký hợp đồng với công ty tiếp nhận của Nhật thì phải thông qua các công ty phái cử Xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
+ Đặc định: bạn chỉ cần đến với TNG VIỆT NAM Sau đó cty sẽ hướng dẫn bạn đăng ký trực tiếp với các công ty tiếp nhận của Nhật. Như vậy chi phí đi sẽ tiết kiệm rất nhiều. Ngược lại, Lương thì lại cao hơn bạn tưởng.